Hiệu suất sản xuất

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiệu suất sản xuất.

Hiệu suất sản xuất là tỷ lệ giữa sản lượng thực tế và sản lượng tối đa trong cùng một điều kiện đầu vào cố định. Chỉ số này phản ánh mức độ đạt được sản lượng tối đa, mục tiêu đề ra hoặc hiệu quả vận hành tốt nhất. Nó cũng có thể đo lường hiệu suất của một thực thể kinh tế dựa trên sản lượng, chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận.

1. Muốn nâng cao sản xuất, trước tiên cần có hệ thống.

Trước hết, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống sản xuất hoàn chỉnh để đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện có quy trình, có nguyên tắc.

2. Phản hồi định kỳ tình hình sản xuất cho các phòng ban liên quan.

Các phòng ban phải nắm bắt kịp thời và điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhanh chóng. Điều này có thể được đảm bảo thông qua cơ chế phản hồi định kỳ về kết quả công việc.

3. Thưởng phạt rõ ràng, đúng người đúng việc.

Ông bà ta có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Những nhân viên có năng suất cao xứng đáng nhận được phần thưởng tương xứng. Tuy nhiên, ở một số công ty lại tồn tại hiện tượng: nhân viên giỏi bị giao nhiều việc hơn, trong khi nhân viên kém lại được giao ít việc hơn hoặc việc nhẹ nhàng hơn. Điều này sẽ làm giảm động lực làm việc của những người giỏi.

4. Cải tiến công cụ và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kép.

Doanh nghiệp cần cung cấp các điều kiện khách quan để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, ví dụ như: đồ gá, dụng cụ hỗ trợ. Ngay cả nhân viên giỏi cũng khó đạt hiệu quả cao nếu thiếu trang thiết bị cần thiết.

5. Khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên.

Nhân viên là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Đây là tài nguyên vô tận nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý. Với vai trò là người quản lý, nếu bạn hiểu rõ bản chất của nhân viên, bạn sẽ biết cách khích lệ họ hiệu quả hơn, từ đó dẫn dắt, phát triển và đồng hành cùng họ tốt hơn.

6. Tăng cường sự gắn kết trong đội nhóm.

Sự gắn kết đóng vai trò rất quan trọng trong hành vi và hiệu suất của đội nhóm. Một đội ngũ đoàn kết, gắn bó sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ hơn. Ngược lại, những đội nhóm thường xuyên xảy ra xung đột sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung. Hãy tăng cường giao tiếp, trao đổi ý kiến và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong công việc để nâng cao sức mạnh tập thể.

7. Thành lập đội ngũ IE chuyên nghiệp.

Việc thành lập một đội ngũ IE  chuyên nghiên cứu công việc và phương pháp làm việc có thể nâng cao hiệu quả làm việc lên đến 40%.

Công thức tính toán:

Hiệu suất sản xuất:

Công thức:

(Sản lượng thực tế × Thời gian tiêu chuẩn) / [Nhân lực thực tế × (8.00 giờ − Thời gian ngừng sản xuất + Giờ tăng ca)]

Thời gian ngừng sản xuất bao gồm:

1.Máy móc:

Bảo dưỡng máy móc

Máy móc hư hỏng, dừng máy để sửa chữa

Hư hỏng hoặc thay thế khuôn

Đồ gá, dụng cụ hỗ trợ bị lỗi

2.Thiếu liệu:
Thiếu nguyên vật liệu (nguyên liệu chính hoặc phụ)
Giao sai vật tư, sai mã hàng hoặc lô hàng
Chờ kiểm tra chất lượng hoặc vật liệu không đạt

3.Nhân lực:
Thiếu công nhân, vắng mặt
Chờ người hỗ trợ, chờ bố trí nhân sự
Chuyển chuyền, đổi công đoạn gây gián đoạn

4.Thay đổi sản xuất:
Thời gian đổi chuyền, chuyển mã sản phẩm
Chờ xác nhận sản phẩm đầu tiên
Điều chỉnh thông số kỹ thuật, setup lại máy

5.Chất lượng:
Dừng chuyền xử lí vấn đề về chất lượng
Dừng chuyền do khách hàng yêu cầu
6.Nguyên nhân khác
Mất điện,máy nén khí bị hỏng, kế hoạch sai hoặc thay đổi, ...

Sản lượng thực tế: Là số lượng sản phẩm nhập kho thực tế.

Giờ tăng ca: Thời gian làm thêm nhằm tăng sản lượng.

Hiệu suất = (Sản lượng thực tế × Thời gian tiêu chuẩn) / (Tổng giờ công thực tế − thời gian loại trừ − thời gian hỗ trợ)

Thời gian tiêu chuẩn:chỉ số lượng sản phẩm mà bạn cần sản xuất trong một thời gian với số nhân lực tương ứng. ( từ tổng thời gian quá trình: công nhân chuẩn bị sản phẩm đầu+lên liệu+chuẩn bị sản phẩm tiếp theo + thời gian đợi máy móc hoạt động + xuống liệu )

Lưu ý:

Hiệu suất phản ánh tốc độ (tỷ lệ giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiêu chuẩn).

Năng suất phản ánh hiệu quả đầu tư (tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào).

Hiệu suất có thể dưới 100%, nhưng nếu năng suất dưới 100%, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản.

“Năng suất dưới 100%” có nghĩa là gì?

Năng suất dưới 100%” có nghĩa là sản lượng đầu ra (output) thấp hơn mức tiêu chuẩn tương ứng với lượng đầu vào đã bỏ ra, tức là không tận dụng hiệu quả các nguồn lực như nhân công, máy móc, thời gian, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm.

Nếu năng suất thường xuyên dưới 100%, doanh nghiệp đang lãng phí nguồn lực, hiệu quả sản xuất thấp và lợi nhuận giảm.

Nếu năng suất xuống dưới 70%, doanh nghiệp có thể bị lỗ hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.

Khác với “hiệu suất” (tốc độ sản xuất), “năng suất” chú trọng đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra (chi phí, thời gian, nhân lực…).

Giả dụ hiệu suất đạt 100% nhưng do máy móc mua về mà không dùng tới, công nhân thuê về nhiều nhưng lại không dùng đến, nguyên vật liệu cũng bị tồn kho, hàng không bán được.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét