Lưu trình sản xuất tại xưởng sản xuất thiết bị điện tử
Một lưu trình sản xuất chung tiêu biểu theo kinh nghiệm và các kiến thức chuyên sâu đến từ nhiều chuyên gia về sản xuất thiết bị điện tử và các sản phẩm hỗ trợ thiết bị điện tử của mình thì bộ phận sản xuất thường có lưu trình phổ quát như sau (có thể áp dụng với tất cả các ngành nghề và cơ cấu sản xuất khác nhau bao gồm thủ công/bán tự động hoặc tự động):
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu ( xác nhận quy cách, tên sản phẩm số lượng, chất lượng ). Điều này tức người phụ trách sản xuất phải xác nhận với tổ trưởng kho hoặc người chịu trách nhiệm phát liệu về tính chính xác về tên liệu, quy cách, số lượng, chất lượng tránh tình trạng phát liệu thiếu và phát liệu thừa hoặc chất lượng kém.
Theo nguyên tắc định danh người trách nhiệm vận chuyển ng.vât liệu đầu vào cụ thể tránh tình trạng người không có kinh nghiệm hoặc không hiểu lưu trình lấy liệu sau khi xác nhận người phụ trách lấy liệu về khu vực chuẩn bị liệu tại gần khu vực chuyền sản xuất.
Theo lưu trình bộ phận kho có trách nhiệm chuẩn bị số lượng sản xuất trước khi bắt đầu thả liệu vào dây chuyền trước ít nhất 1 ngày và đem để tại khu vực chuẩn bị liệu gần khu sản xuất theo kế hoạch sản xuất.
2. Tuần kiểm chất lượng/ sản xuất ( Kiểm tra toàn bộ tình trạng bảo dưỡng và vận hành chuẩn bị bắt đầu sản xuất/ nghỉ giữa giờ/ nghỉ trưa/ nghỉ chiều/ khi dừng chuyền và đổi sản phẩm),kiểm tra sản phẩm đầu tiên hoặc kiểm tra kích thước, tính năng và ngoại quan của các nguyên vật liệu trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các tài liệu chất lượng và bảo bảo dưỡng máy thông qua các báo biểu bảo dưỡng và các thông số tính tăng máy móc thiết bị, tình trạng của công nhân viên như khả năng đáp ứng kỹ năng của công nhân, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, bẩn ẩm mốc, kiểm tra các trang bị phòng hộ như tĩnh điện, các đệm xốp giữa các sản phẩm, kiểm tra ).
Trong quá trình tuần kiểm theo tần suất ví dụ mỗi 30 phút/ 1 lần kiểm dây chuyền, các tổ trưởng sản xuất và chất lượng có vai trò kiểm tra, đôn đốc việc thực thi thống kê( thủ công, tự động, bán tự đông), tuân thủ lưu trình của công nhân viên. Nếu phát hiện từ 3 sản phẩm có các lỗi giống nhau lập tức tiến hành dừng chuyền, dừng máy để kiểm tra.
Tiến hành các biện pháp xử lý sản phẩm hoặc nguyên vật liệu bị lỗi thông qua lưu trình xử lỗi và lưu trình phản hồi nội bộ và ngoại bộ như thông báo các bộ phận liên quan , Nội bộ(chất lượng, sản xuất, công trình, kỹ thuật ), thông báo lên cấp trên nếu không thể giải quyết.
Nếu có hàng trả về từ phía khách hàng phải tiến hành kiểm tra lại thông tin thực tế và ghi lại báo cáo phản công sau đó mới đưa lên chuyền để sản xuất như bình thường.
3. Sản xuất ra thành phẩm ( thành phẩm là số lượng hàng từ công đoạn trước đã được sản xuất từ đầu công đoạn đến cuối công đoạn tức hàng đã OK ) Nếu hàng thành phẩm không đạt sẽ cho là chưa thành phẩm.
4. Xử lý hàng lỗi, tất cả hàng lỗi đều được thống kê số lượng và chất lượng để công nhân viên mang đến trạm sửa hàng ( có những lỗi có thể trực tiếp sửa tại công đoạn nhưng vẫn phải thống kê tại báo biểu lỗi chất lượng để quản lý và phản hồi với nhà cung ứng, có những hàng sẽ báo phê trực tiếp nhưng chú ý phải ghi rõ thông tin ). Nếu hàng được sửa có thể đem lại chuyền sản xuất và hoàn tất đơn sửa hàng như tên người sửa, trạng thái, giờ công sửa ( số lượng sửa và thời gian sửa tương ứng với số lượng), nếu hàng không thể tiến hành sửa có thể báo phế và tổ trưởng chất lượng và sản xuất sẽ phải xác nhận lại và hoàn tất đơn báo phế nguyên vật liệu/ bán thành phẩm.
Nếu khách hàng yêu cầu đến Địa điểm chỉ định của khách hàng để sửa chữa các sản phẩm gặp lỗi, tổ trưởng phân công nhân viên có năng lực để đến bên khách hàng tiến hành bổ sung các linh kiện còn thiếu hoặc sửa chữa các vấn đề như lắp ngược hoặc các lỗi quên thao tác khác.
5. Kiểm tra nhập kho. Thông thường trước khi nhập kho bộ phận chất lượng sẽ đi rút kiểm theo số lượng nhất định định kỳ, ví dụ mỗi sản xuất 2000 sản phẩm sẽ kiểm tra 100 về tính năng,( đối với một số sản phẩm có thể kiểm tra về kích thước mỗi ngày, một số phải kiểm tra khả năng chịu lực đạp phá, kéo dãn, bẻ gấp và rung lắc mỗi tháng) 250 về ngoại quan. Nếu tất cả đã kiểm tra ok và không phát hiện lỗi nghiêm trọng và lỗi cực kỳ nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu lỗi hàng loạt của lỗi nhẹ thì có thể cho vào vị trí xuất kho thành phẩm ( 3 loại lỗi thông thường là lỗi nhẹ ( ngoại quan ) lỗi nghiêm trọng ( ngoại quan, kích thước, cấu trúc ) lỗi cực kỳ nghiêm trọng (tính năng, tuổi thọ sản phẩm).
Trước khi kiểm tra hàng kho xuất thành phẩm, bộ phận kiểm tra hàng thành phẩm xuất kho sẽ phải làm báo cáo xuất kho và đồng thời kiểm tra tình trạng lô hàng như số lượng có đầy đủ, phương thức dán thùng,xếp thùng và ban-lét có đúng yêu cầu, tem mác chất lượng và tem mác về thông tin sản phẩm có chính xác đầy đủ, kịp thời, số lượng có thiếu hay không tránh đến lúc cần sử dụng để xuất hàng lại thiếu.
Nếu thiếu tem hay các tư liệu của hàng thành phẩm phải bố sung kịp thời, bộ phận nhập kho xuất hàng tiếp tục kiểm tra lại để xác nhận.
Nếu tem có vấn đề phải thông báo với bộ phận in tem hoặc công trình.
Báo cáo xuất hàng sẽ được dán kèm lô hàng xuất đi, lô hàng phải ghi rõ tên khách hàng, mã khách hàng, địa chỉ khách hàng, số điện thoại, gmail khách hàng để bộ phận điều xe xác nhận.
6. Nhập kho thành phẩm, Tổ trưởng sản xuất và chất lượng sẽ phân công người phụ trách vận chuyền hàng từ khu vực sản xuất đến kho thành phẩm sau khi đã xác nhận toàn bộ lưu trình sản xuất đã đảm bảo về chất lượng, số lượng và các yêu cầu khác của khách hàng.
Quá trình vận chuyển phải đảm bảo không có tình trạng rung lắc, chấn động, rơi thùng xốp, lẫn lộn giữa các mặt hàng
Tổ trưởng kho phải xác nhận rõ thông tin về số lượng, tên sản phẩm, quy cách, số lượng và để vào vị trị kho thành phẩm cụ thể theo hệ thống hoặc phải tiến hành thống kê vào báo cáo nhập kho tiện khách hàng hoặc cấp trên tra cứu.
7.Bảo lưu báo cáo văn kiện, các báo cáo sản phẩm đầu, báo cáo rút kiểm, nhập kho thành phẩm, báo phế, sửa chữa, thống kê sản phẩm lỗi, báo cáo sản lượng, báo cáo dừng máy, báo cáo dừng chuyền, báo cáo sản xuất ngày (an toàn, chất lượng, hiệu suất, tiến độ, nhân lực, giờ công) của mỗi công đoạn hoặc dây chuyền đều được lưu vào hệ thống máy tính tiện khách hàng và khách hàng tra cứu.
Tóm lại, đây là một lưu trình thường thấy nên khá là phổ quát trong ngành sản xuất có thể áp dụng với toàn bộ các lĩnh vực sản xuất như thiết bị điện tử, thực phẩm, thiết bị y tế, thiết bị hỗ trợ thiết bị điện tử.
Như vậy một lưu trình sản xuất bao gồm:
1.Chuẩn bị nguyên vật liệu
2.Tuần kiểm chất lượng/ sản xuất và thống kê
3.Sản xuất thành phẩm
4.Xử lý hàng lỗi và thống kê
5.Kiểm tra nhập kho
6.Nhập kho thành phẩm
7.Bảo lưu báo cáo và văn kiện
0 Nhận xét