Ổn định sản xuất là bước đầu tiên để cải tiến mọi thứ trong nhà máy

 



Ổn định hóa sản xuất có nghĩa là theo đuổi một dây chuyền sản xuất ổn định. 

Toàn bộ quá trình cải tổ Lean trong doanh nghiệp – dù là do doanh nghiệp tự thực hiện hay thuê công ty tư vấn hướng dẫn – đều nhằm mục tiêu làm cho doanh nghiệp trở nên tốt hơn, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Trong quá trình cải thiện quá trình tạo giá giá xuất phát từ nội bộ dây chuyền sản xuất, trước đó là sự dự đoán chính xác từ nhu cầu khách hàng và hẹ thống vật liệu cần thiết bởi hệ thống logistic, nếu chúng ta thực hiện cải tổ Lean, có một nền tảng rất quan trọng, đó là an định hóa sản xuất – hay nói cách khác là sản xuất ổn định.

Điều kiện tiên quyết để kéo hệ thống sản xuất vận hành trơn tru không? Chính là sự ổn định trong sản xuất. Vì vậy, ở một góc độ nào đó, an định hóa sản xuất và điều kiện tiên quyết về sự ổn định trước đây chúng ta nói là cùng một bản chất.

1.Ổn định nhân sự – Bao gồm hai tầng ý nghĩa:

Thứ nhất, không nên có sự thay đổi nhân sự liên tục. Không thể để quá nhiều người mới vào và người cũ rời đi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và quá trình sản xuất – đây là tính ổn định về nhân sự.

Ví dụ: Một bộ phận sản xuất mà thay đổi công nhân liên tục, hoặc một công đoạn thay đổi người mới liên tục thì rất khỏ để bảo đảm hiệu suất sản xuất.

Thứ hai, nhân sự phải quen thuộc với quy trình. Không thể sử dụng một nhóm người không hiểu quy trình để tham gia sản xuất. 

2.Ổn định thiết bị – Tức là thiết bị trong quá trình vận hành phải càng ổn định càng tốt. Ví dụ, nếu chỉ số OEE (hiệu suất tổng thể thiết bị) cao thì thiết bị cũng được xem là ổn định. Khi đó, mới đáp ứng được yêu cầu về thiết bị trong an định hóa sản xuất.

3.Ổn định chất lượng – Bao gồm:

Ổn định nguyên vật liệu: Nhà cung cấp phải có năng lực và sản phẩm không thường xuyên có vấn đề về chất lượng. Có những nhà cung ứng quản lí chất lượng sản phẩm rất tốt, điều này có thể giảm bớt chi phí kiểm tra nguyên liệu đầu vào, thế nhưng có những công ty do hệ thống quản lý chất lượng chưa ổn định hoặc kém, điều này khiến cho doanh nghiệp phải bỏ thời gian, nhân lực, tiền bạc, thiết bị để rút kiểm.

Ổn định chất lượng trong quá trình sản xuất: Tức là quá trình sản xuất phải đảm bảo chất lượng ổn định.

Ổn định chất lượng sản phẩm đầu ra: Sau khi sản xuất xong và giao đến khách hàng, sản phẩm cũng phải đảm bảo chất lượng. Quá trình này bao gồm cả ổn định chất lượng quy trình và chất lượng bản thân sản phẩm.

4.Ổn định vật lượng (sản lượng vật tư) – Trong quá trình sản xuất, không được có biến động lớn về số lượng vật liệu. Sản xuất cần được làm theo cách tương đối bình ổn. Sau này sẽ học về “bình chuẩn hóa”, thực ra, ở một khía cạnh nào đó, bình chuẩn hóa chính là an định hóa vật lượng.

5.Ổn định quản lý – Một khi đã có chính sách, phải kiên trì thực hiện, không thể thay đổi liên tục. Trong quá trình quản lý, không được xảy ra nhiều biến động. Điều quan trọng nhất của an định quản lý là: Khi có vấn đề phát sinh, cần phải nhanh chóng nhận diện vấn đề, phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề – tức là xử lý bất thường như đã học trước đây.

Lưu trình cải tiến tổng thể như sau: 1. Quy trình hóa, 2.Ổn định hóa quy trình, 3.Cân bằng hóa, 4.JIT 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét